Tuyên truyền những quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tầm quan trọng, bản chất, đặc trưng, tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT;
Trong
năm 2018, hàng loạt các quy định pháp luật, trong đó có những chính sách liên
quan đến BHXH sẽ chính thức được áp dụng:
+ Mở rộng
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Theo quy định tại điểm b khoản 1 và
khoản 2 Điều 2, Điều 124 Luật Bảo hiểm
xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, thêm 02 đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH bắt buộc, gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Người lao động là công dân nước
ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề
hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham
gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
+ Tăng số
năm đóng BHXH để hương lương hưu mức tối đa
Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014
quy định, từ 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động vẫn
được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương
ứng với số năm đóng BHXH.
Theo đó, lao động nam nghỉ hưu vào
năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm,
từ 2022 trở đi là 20 năm. Trong khi đó, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở
đi, số năm đóng BHXH được tính là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng, người
lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định này, từ ngày
01/01/2018 trở đi, lao động nữ muốn được hưởng mức lương hưu tối đa là
75% sẽ phải tham gia đóng BHXH đủ 30 năm (tăng thêm 05 năm so với trước
khi điều chỉnh).
+ Bổ sung
khoản thu nhập tính đóng BHXH
Tiền lương
tháng đóng BHXH hiện nay là mức lương và phụ cấp lương theo quy định. Tuy
nhiên, theo khoản 2 Điều 30 Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH
gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, phụ cấp lương bao gồm: Phụ
cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và
các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác theo quy định
gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa
thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; Các
khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận
trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ
trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao
động.
+ Nhiều vi
phạm liên quan đến BHXH sẽ bị xử lý hình sự
Bộ luật Hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Bộ luật
này đã bổ sung một số tội danh liên quan đến BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
thất nghiệp. Cụ thể, từ 01/01/2018, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng
thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định có
thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm (Điều 216 Bộ luật Hình
sự 2015). Trong khi đó, với Tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, tùy theo
mức độ vi phạm, hậu quả… người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng
hoặc bị phạt tù từ 03 tháng - 10 năm (Điều 214).
+ Tăng mức
trợ cấp thai sản từ 1/7/2018
Luật BHXH 2014 quy định lao động nữ
sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở. Trường hợp sinh con
nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02
lần mức lương cơ sở. Trong khi đó, theo Nghị định
72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,3
triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thai sản
tính từ thời điểm tháng 07/2018 là 2.780.000 đồng.
+ Tăng mức
hưởng với chế độ tử tuất
Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội
2014 quy định: Người lao động đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu
thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 trở lên; Người lao động
chết do tai nạn lao động, bệnh nghiệp; Người đang hưởng lương hưu chết thì
người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ
sở.
Như phân tích ở trên, lương cơ sở
tăng từ 1/7/2018, do đó, mức hưởng trong trường hợp nêu trên tăng lên
13.900.000 đồng.
Tương tự, Điều 66 của Luật BHXH 2014
cũng quy định: Người đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH
một lần; Người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng tiền
tuất hằng tháng với mức bằng ít nhất 50% lương cơ sở. Mức hưởng tại thời
điểm từ tháng 7/2018 là 695.000 đồng.
+ Tăng tiền
đóng BHXH bắt buộc với một số đối tượng
Căn cứ Điều 85 Luật BHXH 2014, mức
tiền đóng BHXH bắt buộc của một số đối tượng sẽ tăng từ ngày 1/7/2018, như:
- Người hoạt động không chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn: Mức đóng là 111.200 đồng/tháng
- Người hưởng lương theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định: Mức đóng là Mức tiền lương (tính trên lương cơ sở
1.390.000 đồng) x 8%.
+ Ban hành
Nghị quyết 28 cải cách chính sách bảo hiểm
Nghị quyết
28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã được Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 23/5/2018. Nghị quyết này thể hiện rất
nhiều điểm mới của chính sách bảo hiểm xã hội có thể sẽ được thực hiện trong
thời gian tới. Điển hình như: Giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng
chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được
tính toán phù hợp; Sẽ tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để
hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Từ năm
2021, tăng tuổi nghỉ hưu; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH là các nhóm chủ hộ
kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không
hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt…
M.T